Chủ động phòng, chống cháy rừng

Hiện nay là thời kỳ cao điểm của mùa khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy rừng, vì vậy chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn là nhiệm vụ cấp bách,

Hiện nay là thời kỳ cao điểm của mùa khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy rừng, vì vậy chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của các cấp, các ngành chức năng, đặc biệt là chủ rừng.<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có diện tích 2.805,37ha, dùng để trồng rừng, chăm sóc, bảo tồn sinh cảnh cho các loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm. Đồng thời, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử nhân văn của vùng đồng bằng <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam bộ. Thực hiện công tác PCCCR vào đầu mùa khô mỗi năm, khu bảo tồn đều tiến hành xây dựng phương án và thành lập Ban chỉ huy PCCCR tại chỗ gồm 14 thành viên. Lực lượng PCCCR của khu trung bình có trên 50 thành viên là cán bộ, viên chức cùng với 780 thành viên là quần chúng trong 15 tổ tự quản và 5 tổ phòng cháy. Bên cạnh thành lập Ban chỉ huy và tập hợp lực lượng, khu bảo tồn còn tổ chức đắp đập giữ nước trong rừng và thường xuyên tu sửa để giữ nước; phát cỏ, dọn thực bì trên bờ kênh; dọn cỏ thông luồng dòng chảy ở các kênh dẫn nước đảm bảo lưu thông dễ dàng phục vụ tuần tra bảo vệ và xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra; cắm các biển báo như: “cấm lửa, cấm vào rừng” ở những khu vực trọng yếu, đông dân cư; tổ chức họp dân tuyên truyền về công tác PCCCR. Ngoài ra, khu bảo tồn còn ký kết thỏa ước về việc bảo vệ rừng và PCCCR (giai đoạn 2011-2015) giữa khu bảo tồn với Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, các xã xung quanh và Phân trường Phú Lợi (tỉnh Sóc Trăng). Điều đáng mừng trong năm 2012 là khu bảo tồn được UBND tỉnh đầu tư nạo vét một số tuyến kênh với chiều dài 5km nhằm phục vụ cho công tác PCCCR.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh (bìa phải) kiểm tra công tác PCCCR tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân.


Ông Dương Văn Hùng, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, cho hay: Thông thường, kể từ khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm là thời gian cao điểm của công tác PCCCR. Do đó, ngay từ lúc này, Ban chỉ huy đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trực tiếp chỉ huy các tổ chuyên trách phân công lực lượng trực 24/24 trên toàn bộ diện tích rừng của khu. Tổ tuần tra sẽ chịu trách nhiệm tuần tra thường xuyên, hàng ngày trên địa bàn toàn khu; các tổ máy, trực sẵn sàng ứng phó khi có cháy xảy ra; tổ vận chuyển, trực sẵn sàng vận chuyển phương tiện, máy móc và nhân lực để kịp thời đến nơi khi có xảy ra cháy... Đặc biệt, trong thời điểm trực phòng cháy, lực lượng bảo vệ rừng, tổ trực máy chuyên dùng và tổ máy ở các tiểu khu thực hiện thao tác khởi động máy và kiểm tra dây ống mỗi tuần/lần để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

 

Nhờ thực hiện tốt công tác tổ chức, khâu chuẩn bị cho công tác PCCCR tương đối hoàn chỉnh, trên cơ bản nắm chắc được địa hình và vận dụng điều kiện thời tiết phù hợp cho khoảnh rừng để có biện pháp phòng bị, ngăn ngừa là chính, đồng thời phát huy hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ), nhất là công tác vận động quần chúng thông qua các tổ tự quản nên đã tạo ý thức sâu rộng trong nhân dân về công tác PCCCR… Từ những kết quả trên cho thấy, kể từ khi thành lập đến nay (qua 10 năm), khu bảo tồn không để xảy ra trường hợp cháy rừng lớn nào, hầu hết các vụ cháy đều đã được phát hiện, xử lý kịp thời và cũng chính do lực lượng cán bộ trực mùa khô và quần chúng phát hiện cùng tham gia chữa cháy.

Giống như khu bảo tồn, công tác chủ động PCCCR ngay đầu mỗi mùa khô cũng được Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân đặt lên hàng đầu. Ông Lê Minh Lành, Phó Giám đốc Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, cho biết: Hiện nay, đang bước vào cao điểm của mùa khô, đồng thời bà con nơi đây cũng đang thu hoạch lúa Đông xuân và có tập quán đốt đồng để sạ lại vụ lúa Hè thu, do đó công tác PCCCR đang được đơn vị tập trung phòng chống. Hiện, trung tâm đã thành lập Ban chỉ huy PCCCR, huy động lực lượng PCCCR với toàn thể cán bộ, công nhân viên của đơn vị và 8 tổ tự quản, có 246 thành viên. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh lên kế hoạch mở 8 cuộc họp dân để tuyên truyền về công tác PCCCR cho bà con tại ấp Mùa Xuân vào đầu tháng 3 này. Đã sửa chữa và đưa vào sử dụng 2 tháp canh, đang thi công mới 2 tháp canh, dự kiến hoàn thành trong tháng 3-2013. Tiến hành sửa chữa và cắm thêm các biển báo xung quanh các khoảnh có rừng bằng khẩu hiệu “Toàn dân bảo vệ rừng, cấp dự báo cháy rừng, cấm vào rừng, cấm lửa…”. Đồng thời, tổ chức dọn cỏ ở các tuyến kênh cho thông thoáng, kiểm tra phương tiện, máy móc phục vụ công tác PCCCR để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

 

Mới đây, trong chuyến kiểm tra về công tác PCCCR ở Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh đề nghị, các chủ rừng có sự tính toán về việc xây dựng các hệ thống thủy lợi, cống, đập ở từng khoảnh, ô vuông hợp lý để đáp ứng và chủ động nguồn nước phục vụ công tác PCCCR, nhất là đẩy nhanh tiến độ thi công dự án nâng cấp, tu bổ hệ thống kênh mương kết hợp PCCCR. Phối hợp với ngành chức năng và các xã lân cận trong công tác tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra để đề phòng cháy rừng, nhất là vào cao điểm. Đặc biệt, chú ý các khu vực trọng điểm xảy ra cháy cao như khu vực giáp ranh tỉnh bạn, các tiểu khu rừng giáp đất rẫy, gần dân cư. Các biển báo cấm vào rừng, cấm lửa phải được đặt ở các ngã ba, ngã tư và những điểm nóng…

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

(--- Báo Hậu Giang ---)